Happy Father’s Day 2010

Last year for Father’s Day I shared a glimpse of my father’s life through his relationship with my mom. This year I’d like to thank him for teaching me lifelong lessons about compassion for those in need. The Dallas communities have honored my father (and mother) many times for their generous contributions through their years of outstanding work for the school district and endless volunteer work on behalf of the Vietnamese-American community. But what most people may not realize is that for a few moments of public accolade are decades of actual, long hours of helping the less fortunate even while carrying a heavy load of juggling careers and family.

From all the years of traveling around the world, I truly believe that Americans embody the spirit of volunteerism. My parents are no exception, and they would never make a big deal out of what they feel to be a moral, social, and personal responsibility to help others. But what is exceptional is that sometimes an act of random kindness can bind two strangers in such a profound way that only my father can describe in an introduction he recently wrote for a book put together by a family friend, Angie. The book is a tribute to her elderly father, Dr. Hồ Quang Nguyên (Bác Nguyên), and a compilation of anecdotes, stories and musings about him by people who treasure him. The full text in Vietnamese is copied below for those of you lucky enough to be able to appreciate my dad’s lyrical use of our beautiful maternal language.

I have to admit I read it straight through the first time, rather quickly, for the gist of the story, because I was caught up in it and was rushing to see if there was a happy ending. Then I read it slowly the second time, stopping a few times to look up some vocabulary in my Vietnamese-English dictionary. OK, thirteen times if you insist on the truth! The third time I read it, it was to pick up all the nuances couched in the syntax he used. I was also involved in the reading because I knew of Angie and her parents but, given my long absence from Dallas, did not know much of what had transpired in their lives. I also never knew why Angie’s parents were always honored guests at important functions like weddings in our family or why their names would continue to come up in conversation after so many years.

As my father wrote, he was introduced to Bác Nguyên by a mutual friend in the summer of 1986. Bác Nguyên had just relocated from Houston to Dallas with his extended family. Over lunch, my father learned that Bác Nguyên had been through re-education camps under communist rule after the Fall of Saigon, and the symptoms of this incarceration manifested themselves both mentally and physically. The oddly strong kinship my father suddenly felt for this older stranger defied explanation. Immediately my father was compelled to do whatever he could to help this man. He was troubled that such an immigrant, limited by age, would meet difficulties adjusting to this new country. He might have been an esteemed medical doctor from a prominent family in Vietnam, but in 1986 he was relegated to minimum-waged work as a gas station attendant. Stories like these were not uncommon for many well-educated refugees, and perhaps you even know of some yourself. They can break your heart or move you to find some kind of moral victory…and even happy endings.

Luckily, my father is a champion of if not happy endings then better lives. He was able to help Bác Nguyên find a job through his employer, DISD, as a translator/tutor, negotiating the most favorable contract terms possible. To show his appreciation for this golden opportunity, for ten years until Bác Nguyên retired in 1996, he was a model employee for the school district. He was a beloved teacher, mentor, and inspiration to students, teachers and principals alike. As notoriously meticulous as my father had always been in his own job as an educator, even he was humbled by Bác Nguyên’s dedication to this job, whether it was staying up much too late to prepare lesson plans or taking time to counsel refugee families who could benefit from his own experiences with hardship. The responsibility he assumed in doing the best he could in this job did not go unnoticed, and my father felt tremendous pride with every compliment Bác Nguyên received from his colleagues. I find it particularly telling of my father’s character when he writes that it is he who got to ride the coattails of Bác Nguyên’s praises. He felt that he had gotten the better end of the bargain when others may say differently…

Shortly after joining the school district in 1986, Bác Nguyên had open-heart surgery in the same year. Sometimes life is really hard, and sometimes serendipity makes it more bearable. The new job came just at the right time and with it was insurance to cover his medical expenses. My dad saw Bác Nguyên as a godsend to the school district and Dallas community for his tireless work, and Bác Nguyên probably saw this job as a godsend for a second chance at so many things. As a third party reading my father’s tale about Bác Nguyên, what I see is that a chance encounter led to a rich, quiet friendship spanning over two decades. I wonder if perhaps my dad didn’t see a little of my grandfather in Bác Nguyên…soft-spoken, kind, didactic, virtuous.

You know, if you’re lucky enough to have a strong father figure in your life, you know what it means when I say he can be larger than life. My father takes after his father so he was extremely strict, difficult, and overly protective of us three girls while we were growing up. Expectations were high and just a hint of disappointment in my father’s eyes was enough guilt to last a lifetime. No spanking was ever needed. Love was neither loudly spoken nor shown through words and hugs, though he did mellow out significantly for my younger sister…but that’s a common perk for the baby of the family. Today, however, he is a big marshmallow.

But back in the day, this was a real test for me during the first few years after immigrating to the US because I was grappling with a foreign, overly affectionate American culture where my new friends would be coddled in affection and material rewards. And here I was, guilt-stricken from once having overheard my parent’s private but heated discussion of budgeting for a pair of shoes for me because my mom had noticed that I had outgrown my sneakers. In hindsight, perhaps the shoes were not the reason for the argument–there were so many stresses in their lives at that point that anything could have triggered strong words. But that night I prayed that my feet would stop growing. I think I was ten or eleven. I also prayed that puberty would never find me so I wouldn’t have to ask for a training bra, too. Well, God said no on stopping the feet growth but yes on limiting the boobs, so be careful what you wish for…but I digress. Unfortunately for my parents, not only were their daughters blessed with growing feet, they also required braces and a million other expenses. Yet somehow, my parents managed again and again and we all headed to college and even grad school.

So while I secretly envied the friends whose parents openly said the magic words (I love you), never once did I doubt my parents’ love, because I saw how hard they both worked to rebuild a life for us five (plus the nanny and other family members). They were barely in their 30s when we moved to this country and I know from experience that that age comes with a lot of…personal stuff. But they set aside all of that for us because parents are selfless in that way.

I don’t mean to relate these stories of our early years in the US for sympathy because we have been very blessed, and I hope my parents will forgive my moment of oversharing. These life experiences are just one of many puzzle pieces that sum us up both as individuals and a family unit today. When I think about the challenges my parents went through when we first got here, it gives me willpower to persevere through my own difficulties. It also explains my zero tolerance for whining, especially my own. A long lost friend from high school recently teased me about being dismissive of my past, and while he was correct that I was trying to deny my 80s hairstyles and fashion missteps, I think it is impossible to arrive at the present without being fully conscious of your past, especially when your past was built on your parents’ blood, sweat and tears.

This is a really long route I’ve taken today to simply write about what a special man my father is. By sharing a story he wrote about someone else’s father, I get to give you a peek inside his infinite heart.

If you can read Vietnamese, below is a real Father’s Day treat.

CƠ DUYÊN HY HỮU

Đàm Trung Pháp

“Giáo sư Pháp ơi, mời cụ ghé văn phòng tôi trưa nay. Tôi muốn giới thiệu với cụ một người bạn vừa từ Houston dọn đến Dallas, rồi chúng ta đi ăn trưa với nhau.” Đó là lời Bác sĩ Trương Ngọc Tích nhắn tôi trên điện thoại văn phòng trong Khu Học Chánh Dallas vào một ngày hè 1986. Lúc ấy Bác sĩ Tích và tôi đang sát cánh làm việc cộng đồng, thân nhau vô cùng nhưng vẫn giữ lối xưng hô dựa trên nghề nghiệp và còn gọi nhau bằng “cụ” nữa! Tôi vừa trở lại văn phòng sau một buổi họp, nghe lời nhắn ấy rồi lái xe đến văn phòng Bác sĩ Tích cách nơi tôi làm việc chẳng bao xa.

Bác sĩ Tích và “người bạn” ấy đang đợi tôi. “Giáo sư Pháp, đây là Bác sĩ Hồ Quang Nguyên mới cùng gia đình chuyển cư từ Houston về Dallas,” Bác sĩ Tích thân tình giới thiệu chúng tôi với nhau. Sau cái bắt tay làm quen, chúng tôi trao đổi những câu xã giao về gia đình, về thời cuộc. Ông nói năng từ tốn, sẽ sàng, nhưng cũng lộ ra những nét ưu tư và e dè. Tôi tự hỏi phải chăng đó là do những năm ông bị đọa đầy trong các trại tù cộng sản sau quốc nạn 1975 cộng thêm những lo lắng về mưu sinh của một người tỵ nạn lớn tuổi? Tôi xót xa cho một cuộc đổi đời nghiệt ngã, khi biết ông là con trai của cố Thủ hiến Nam Việt Hồ Quang Hoài, từng là một Đại tá Quân y, từng là Giám đốc Trung tâm Y tế Hàn-Việt ở Saigon trong những tháng ngày rực rỡ của Việt Nam Cộng Hòa. Ở trong hoàn cảnh của ông, chắc gì tôi đã can đảm bằng ông được?

Bác sĩ Tích sau đó lái xe đưa chúng tôi đi ăn trưa tại quán ăn La Pagode của người Việt, cách văn phòng của ông một vài góc phố. Nói chuyện thêm với Bác sĩ Nguyên trong bữa ăn đó, tôi bỗng thấy mình quý mến và thương cảm người đồng hương mới quen này một cách lạ kỳ.

Tôi tin rằng có những hạnh ngộ bất ngờ xảy ra trong đời do những cơ duyên huyền bí. Buổi trưa hè đó là một hạnh ngộ cho tôi và Bác sĩ Hồ Quang Nguyên, một người tôi đã quý trọng ngay từ trong buổi sơ giao. Thực là một cơ duyên hy hữu, vì lúc ông đang cần việc làm cũng chính là lúc tôi đang cần tuyển mộ thêm một cộng sự viên cho chương trình giáo dục tỵ nạn và di dân trực thuộc văn phòng tôi trong Khu Học Chánh Dallas! Tôi đã đích thân cấp tốc hoàn tất các thủ tục hành chánh tuyển mộ ông và viện lý do ông là một ứng viên có học vị tiến sĩ để đề nghị mức lương tối đa cho ông. Mới chân ướt chân ráo dọn về Dallas, ông đã trở thành một công chức của khu học chánh thành phố này. Ông vui bao nhiêu thì tôi cũng biết ơn cuộc đời bấy nhiêu đã đưa đến cho tôi một cộng sự viên gương mẫu, một “godsend” như người Mỹ thường nói. Công việc này ông đã làm hết sức mình trong 10 năm cho đến lúc hồi hưu vào mùa hè 1996. Trong ngần ấy năm, Bác sĩ Hồ Quang Nguyên được tất cả học sinh, phụ huynh, các thầy cô, và các hiệu trưởng quý trọng và ca ngợi. Nhờ vào sự tận tụy dạy riêng từng nhóm học trò (tutoring) về tiếng Anh cũng như các môn học khác của ông mà biết bao trẻ em Việt Nam đã vượt qua được các khó khăn về ngôn ngữ nơi học đường. Ông cũng không quản ngại thăm viếng các gia đình học trò để cố vấn cho các phụ huynh cũng như khuyên bảo con cháu của họ. Tôi không thể quên được sự cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm của ông khi tôi mời ông dạy thêm các lớp tiếng Việt nhiệm ý bậc trung học từ mùa thu 1994 đến khi ông hồi hưu. Tôi chưa thấy ai soạn bài kỹ lưỡng vả giảng dạy nghiêm trang như ông, ngày này sang ngày nọ. Chính bà Nguyên đã cho tôi biết là ông thức khuya lắm để soạn bài và luôn luôn đi kiếm thêm sách tiếng Việt cho các học trò của ông! Dạy học chỉ là nghề bất đắc dĩ của ông, nhưng ông đã thành công mỹ mãn trong thiên chức này. Mỗi lần các vị hiệu trưởng khen ngợi khả năng làm việc xuất sắc của ông, tôi đều hãnh diện cho họ biết thêm về quá khứ huy hoàng của ông nơi quê nhà. Tôi đã nhiều lần được thơm lây vì ông.

Rất mau chóng, gia đình chúng tôi và gia đình anh chị Nguyên trở nên thân tình. Có thể anh đã không biết điều này, giờ đây tôi mới nói ra: Tôi đã học được từ anh những gương mẫu đích thực về khiêm cung, thủy chung, thành tín, và trách nhiệm. Anh chị có thói quen đến thăm chúng tôi mà không báo trước – chúng tôi thường đùa anh chị là chúng tôi bị anh chị “phục kích” và chỉ e ngại nếu anh chị đến mà mình không ở nhà thì thật uổng thì giờ anh chị. Chị nói chuyện hồn nhiên và có duyên hết sức; vợ chồng chúng tôi cũng thầm phục khả năng phát âm chính xác được cả ba phương ngữ Hà Nội, Huế, và Saigon của chị. Anh thì ít nói, thường chỉ mỉm cười ngồi nghe chúng tôi đối đáp như bắp rang với chị. Có lần anh chị đến thăm và mang cho chúng tôi một chậu mãn đình hồng lộng lẫy với những đóa hoa vừa nở, càng ngắm càng mê. Anh chị đã tự tay chăm sóc vun tưới cây hoa quý phái ấy từ lúc mới nẩy mầm cho đến khi nó trở thành một chậu hoa rực rỡ để mang tặng chúng tôi. Anh chị đáng yêu đến thế đấy! Chưa hết đâu. Chị còn có tài làm bánh ngon và đẹp nổi tiếng Dallas, ai ai cũng phục. Chị đã ưu ái làm bánh tặng cho hai con gái chúng tôi trong tiệc cưới của các cháu, gửi gấm trong hai bánh cưới đẹp tuyệt trần ấy lòng yêu thương đặc biệt chị dành cho các cháu.

Những năm khốn khổ trong trại tù cộng sản đã làm hại sức khỏe của anh. Khoảng gần lễ Giáng sinh 1986, tức là mới vài tháng sau khi anh bắt đầu làm việc cho Khu Học Chánh Dallas, anh trải qua một cuộc mổ tim cực kỳ hiểm nguy ở Dallas. Nghe tin dữ, chúng tôi vội đến bệnh viện thăm anh. Angie, ái nữ đảm đang và hiếu thảo của anh, nói trong nước mắt, “Xin chú thím cầu nguyện cho bố cháu!” Chúng tôi cũng nước mắt lưng tròng và thì thầm cầu nguyện Ơn Trên cho anh được bình an trong cuộc giải phẫu. Cuộc giải phẫu, tuy cứu được đời anh, đã không hoàn hảo. Ít lâu sau đó, gia đình anh đã phải đưa anh đi Houston để giải phẫu lại. Lần này, anh được chính vị bác sĩ giải phẫu tim nổi tiếng hoàn cầu là Bác sĩ Michael DeBakey sửa lại những bất toàn của cuộc giải phẫu ở Dallas. Sự thành công của cuộc giải phẫu ở Houston và sự hồi phục sức khỏe mau chóng của anh sau đó là một niềm vui vô tận cho gia đình anh và cho tất cả những người quý mến anh ở khắp mọi nơi.

Anh về hưu trong mùa hè 1996, và ít lâu sau đó tôi cũng rời Khu Học Chánh Dallas để dạy học toàn thời gian cho Texas Woman’s University. Từ lúc anh về hưu cho đến những năm gần đây thôi, anh thường lái xe đưa chị đi thăm con cái và bạn bè ở nhiều tiểu bang khác nhau trên đất Mỹ. Mỗi lần nghe tin anh chị chu du nhàn tản như vậy, chúng tôi thực an tâm.

Nhân dịp Father’s Day 2010, Angie muốn in một tập sách nho nhỏ chứa đựng những tâm tình, những kỷ niệm thân hữu viết về anh để tặng cho thân phụ. Tôi rất cảm kích được đóng góp bài viết này để ghi lại những điều tôi nhớ mãi về anh, một người bạn vong niên rất quý của tôi mà tôi, qua một cơ duyên hy hữu, đã được gặp đúng 24 năm về trước.

7 Comments

  1. larkie

    Cảm ơn Mai Anh đã vào thăm blog của chị. Thực là một điều tuyệt vời được nối kết với mọi người trên khắp thế giới, nhất là tại quê nhà, qua sự kỳ diệu của Internet. Chị rất hạnh phúc là có những độc giả người Việt đã đọc bài viết đầy xúc cảm của bố chị.

  2. Mai Anh

    Cám ơn chị về bài viết. Cũng là cơ duyên hảo hợp em tìm đến blog của chị và biết rằng những giá trị tình cảm và tinh thần của người Việt mình không bao giờ mất, dù ở bất cứ nơi đâu.

    I also think my parents are larger than life.

  3. Larkie

    wendy, i know what you mean…seems like sometimes our parents have secret lives outside of us. but i’m glad that you did get to hear praises about your dad. it sounds like your dad was a very wonderful man.

  4. Larkie

    thanks jelita & eileen! i think we’ll always be daddy’s little girl!!

  5. wendy

    Thank you for the touching story about your dad and his character. He reminds me of my dad who passed away at 59 yrs. old in 1982. He was always helping out others and teaching and volunteering that sometimes we kids (6 of us)
    hardly saw him. Being Japanese, he was also not very expressive about showing love but he would bend over backwards to help us with anything including homework and school projects. Not until his funeral did I learn about all his accomplishments and praises from high up people about he lived a very humble life. (He was a dentist but very active in civic duty, church and family.)

  6. eileen

    Larkie, thank you for sharing. It is heart-warming to hear you share about your parents’ early struggles in the US and raising you 3 girls. I think you all made them proud!

  7. jelita78

    there’s no better way to describe it.
    spot on, larkie.
    he is indeed larger than life.

Submit a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *